top of page

Vĩnh trú

​Dành cho người đã sinh sống lâu dài ở Nhật mà muốn tiếp tục sinh sống tại Nhật trong tương lai lâu dài với tư cách vĩnh trú

Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Có kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn phong phú khi xử lý hồ sơ
Tỷ lệ đỗ cao kể cả trong trường hợp xin lại dù trước đó bị trượt
Hỗ trợ bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Việt,v..v
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ một cách tận tình, tỉ mỉ với đội ngũ nhân viên là nữ giới

Tư vấn miễn phí

​Văn phòng Luật sư hành chính Partner luôn tiếp nhận tư vấn vĩnh trú.

Đối với hồ sơ xin vĩnh trú, việc chuẩn bị giấy tờ trước khi nộp là vô cùng quan trọng.

Nên nhanh chóng thảo luận với chuyên gia để có thể chuẩn bị và xin được visa một cách chính xác, nhanh chóng nhất.

Đối với các khách hàng trong tình trạng hiện tại chưa thể xin được vĩnh trú chúng tôi cũng sẽ tư vấn và cung cấp, hướng dẫn những thông tin, định hướng có lợi trong hồ sơ tương lai.​

Giờ làm việc 9:00 ~ 18:00 trừ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ

『Người có vĩnh trú』là?

『Người có vĩnh trú』là người nước ngoài có các tư cách lưu trú như visa liên quan đến lao động hoặc visa liên quan đến nhân thân, sau khi đáp ứng được các điều kiện nhất định, có thể nộp hồ sơ xin vĩnh trú và sẽ được bộ trưởng bộ pháp vụ quyết định.

 

Đối với người nước ngoài được cấp phép vĩnh trú, các điều kiện giới hạn về tư cách hoạt động cũng như thời hạn cư trú sẽ được gỡ bỏ, và được ưu tiên cũng như mở rộng phạm vi hoạt động hơn so với các loại tư cách lưu trú khác.

Về cơ bản, nguyên tắc chung khi xin vĩnh trú đó là phải sống liên tục ở Nhật 10 năm trở lên, chứ không thể đột ngột xin vĩnh trú bất kỳ lúc nào. 

Đối với trường hợp là người phụ thuộc người Nhật, người có vĩnh trú hoặc người có visa định trú, ​sẽ có một phần các điều kiện được nới lỏng.

永住と帰化の違い

Điểm khác nhau giữa vĩnh trú và đổi quốc tịch

Có rất nhiều khách hàng khi có dự định sinh sống lâu dài tại Nhật đều băn khoăn lựa chọn giữa việc xin vĩnh trú hay đổi quốc tịch. 

Vậy, vĩnh trú và đổi quốc tịch có gì khác nhau?

​1.Điều kiện cư trú

 Quốc tịch 

 Sinh sống liên tục tại Nhật từ 5 năm trở lên.

(Điều kiện ưu tiên)

  • Người phụ thuộc người Nhật

  Kết hôn từ 3 năm trở lên và sống liên tục tại Nhật từ 1 năm trở lên.

  • Người chuyển từ visa du học sang visa lao động

  Trường hợp chuyển từ visa du học sang visa lao động, sau khi chuyển phải đủ 3 năm làm việc với visa lao động trở lên.

​2.Điều kiện thu nhập

 Vĩnh trú 

Đánh giá thông qua tài sản cũng như kĩ năng có được để xác định cuộc sống trong tương lai có tính ổn định lâu dài hay không và có thu nhập ở một mức nhất định.

Đối với thu nhập ở một mức nhất định, sẽ thay đổi dựa trên số người phụ thuộc trong gia đình.

Điều khoản về thu nhập này không chỉ đánh giá qua hồ sơ của riêng người xin visa vĩnh trú mà được đánh giá tổng hợp bao gồm cả các thành viên trong gia đình.

Sẽ cần phải nộp các giấy tờ liên quan đến thu nhập như giấy chứng nhận thuế và nộp thuế trong vòng 5 năm gần nhất.

 Quốc tịch 

Đánh giá thông qua tài sản cũng như kĩ năng có được của người xin hồ sơ và người phụ thuộc, cũng như người thân khác để xác định việc có thể duy trì được cuộc sống ổn định hay không.

Khi xin quốc tịch, không bắt buộc phải đáp ứng điều kiện thu nhập ở một mức nhất định, mà chỉ cần có thu nhập cũng như tài sản ở mức duy trì được cuộc sống của cả gia đình thì sẽ không có vấn đề gì cả.

3.Thái độ tuân thủ pháp luật

 Vĩnh trú 

Không vi phạm pháp luật và bị phạt dưới các hình thức như phạt tiền, phạt tù v.v

Tuân thủ các nghĩa vụ công cộng như nghĩa vụ nộp thuế v..v

Việc chưa nộp thuế hoặc nộp thiếu là điều cấm kị trong khi xin vĩnh trú. Ngoài ra, việc chi trả tiền nenkin hay tiền bảo hiểm sức khỏe cũng sẽ nằm trong phạm vi bị điều tra. 

Việc chi trả tiền thuế cũng như nenkin v..v sẽ được điều tra trong phạm vi 5 năm tính từ thời điểm nộp hồ sơ xin visa.

 Quốc tịch 

Không vi phạm pháp luật và bị phạt dưới các hình thức như phạt tiền, phạt tù v.v. Trong trường hợp bị áp dụng các hình phạt trên thì phải đủ 10 năm trở lên tính từ thời điểm bị áp dụng. 

Không có lỗi vi phạm giao thông lớn trong vòng 5 năm tính từ thời điểm làm hồ sơ.

Thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ công cộng như nghĩa vụ nộp thuế v..v

Để chứng minh chi trả tiền thuế cũng như nenkin sẽ phải nộp kèm giấy tờ chứng minh trong vòng 1~2 năm về trước tính từ thời điểm nộp hồ sơ.

​Trong trường hợp người thân sống cùng nhà là người có công ty riêng thì sẽ phải nộp các giấy tờ liên quan đến việc nộp thuế cũng như bảo hiểm v..v của pháp nhân. 

4.Khả năng tiếng Nhật

 Vĩnh trú 

Năng lực tiếng Nhật không phải là đối tượng xét đến khi xin vĩnh trú.

 Quốc tịch 

​Cần có trình độ tiếng Nhật tương đương với học sinh tiểu học lớp 3, lớp 4 

Trước khi nộp hồ sơ xin quốc tịch, nhiều trường hợp sẽ có bài kiểm tra năng lực tiếng Nhật. 

Nhật bản không chấp nhận 2 quốc tịch. 

Khi xin đổi quốc tịch để lấy quốc tịch Nhật, sẽ phải làm thủ tục hủy bỏ quốc tịch hiện tại.

Có một số quốc gia, sau khi tự nguyện hủy bỏ quốc tịch cũ, thì về nguyên tắc không chấp nhận việc xin lại quốc tịch cũ như Trung Quốc.

Ngoài ra, đối với vĩnh trú, nếu như vi phạm pháp luật và bị xử phạt trong nước Nhật thì có trường hợp sẽ bị hủy bỏ vĩnh trú.

Vì không phải người Nhật nên trong một số trường hợp như các chính sách quốc gia mà chính phủ Nhật chỉ dành cho người dân Nhật sẽ không được áp dụng, đồng thời có thể sẽ không được bảo vệ trong một số trường hợp. 

 Vĩnh trú 

 Sinh sống liên tục tại Nhật từ 10 năm trở lên.

 (Điều kiện ưu tiên)

  • Người phụ thuộc người Nhật, người phụ thuộc người có vĩnh trú

  Kết hôn từ 3 năm trở lên và sống liên tục tại Nhật từ 1 năm trở lên.

  • Người định trú

  Sống liên tục tại Nhật từ 5 năm trở lên. 

  • Nhân lực cao cấp số 1

​  Sống liên tục tại Nhật từ 3 năm trở lên.

  • Nhân lực cao cấp số 2 

  Sống liên tục tại Nhật từ 1 năm trở lên.

Điểm quan trọng khi xin vĩnh trú

1.Lý lịch cư trú

Nguyên tắc cơ bản là phải sống liên tục tại Nhật từ 10 năm trở lên. 

Trong đó đối với người có tư cách lưu trú là một trong các visa lao động thì phải sống liên tục tại Nhật từ 5 năm trở lên. 

【Điều kiện ưu tiên】

Đối với visa người phụ thuộc: Kết hôn đủ 3 năm trở lên, cùng với điều kiện sống liên tục tại Nhật từ 1 năm trở lên.

​Đối với visa định trú: Sống liên tục tại Nhật từ 5 năm trở lên.

Đối với visa chuyên môn cao cấp: Tùy theo từng loại visa chuyên môn cao cấp mà điều kiện ưu tiên có thể thay đổi, nhưng ít nhất phải sống ở Nhật từ 1 năm trở lên. 

2.Có thái độ tuân thủ pháp luật tốt

Không vi phạm pháp luật và bị phạt dưới các hình thức như phạt tiền, phạt tù v.v

Tuân thủ các nghĩa vụ công cộng như nghĩa vụ nộp thuế v..

Các trường hợp có vi phạm giao thông nghiêm trọng hoặc vượt quá tốc độ v.v và lặp lại nhiều lần sẽ có thể dẫn đến việc bị trượt hồ sơ.

Ngoài ra, nếu không nộp nenkin hoặc đang trong chế độ được chia nhỏ hoãn nộp cũng cần phải chú ý vì có khả năng sẽ bị trượt.

3.Có thu nhập ổn định

Người nộp hồ sơ xin vĩnh trú phải là người không trở thành gánh nặng công cộng, có tải sản cũng như năng lực gây dựng cuộc sống ổn định trong tương lai.

Đối với hồ sơ xin vĩnh trú, điều kiện về mặt thu nhập không chỉ được xem xét trong phạm vi người nộp mà bao gồm cả gia đình. Vì thế, nếu như người phụ thuộc cũng có một khoản thu nhập tương đương thì sẽ không có vấn đề lo ngại. 

Trong trường hợp bản thân người nộp hồ sơ có phụng dưỡng bố mẹ thì sẽ phải có khoản thu nhập tính cả phần nuôi dưỡng người thân, nên yêu cầu phải có khoản thu nhập cao hơn mức thông thường. Cụ thể về mức thu nhập cần phải có sẽ thay đổi tùy theo tình hình và số lượng người nuôi dưỡng, vì thế quý khách có thể gọi điện để được giải đáp cụ thể và chi tiết hơn. 

4.Có thời hạn cư trú hiện tại dài kỳ

Thời hạn cư trú dài kỳ được nói đến ở đây là trường hợp có thời hạn cư trú『 3 năm 』 thì sẽ được coi là có thời hạn cư trú dài kỳ. 

Thời hạn xét đối với hồ sơ xin vĩnh trú​

Theo sở pháp vụ, 『thời hạn xử lý hồ sơ tiêu chuẩn là 4 tháng』(công bố năm 2019), tuy nhiên trên thực tế hầu hết sẽ mất trung bình từ 8 tháng và dài nhất là 1 năm. 

Các trường hợp bị từ chối cấp vĩnh trú

Có rất nhiều trường hợp khách hàng đến tư vấn tại văn phòng chúng tôi sau khi tự làm hồ sơ xin vĩnh trú và bị từ chối cấp vĩnh trú. 

 

Chắc chắn sẽ có lý do trong trường hợp bị từ chối cấp vĩnh trú.

Khi bị từ chối cấp vĩnh trú, điều quan trọng nhất đó là biết được lý do bị từ chối.

​Sau khi biết được lý do bị từ chối, và có sự hỗ trợ trong phần chuẩn bị giấy tờ một cách cẩn thận, chỉn chu hơn, tỷ lệ được cấp visa vĩnh trú cũng trở nên cao hơn trước nhiều.  

​・Trường hợp không đóng, đóng muộn hoặc xin miễn đóng nenkin

Hồ sơ xin vĩnh trú sẽ bị xét tình trạng chi trả nenkin trong vòng 5 năm trở về trước tính từ thời điểm nộp hồ sơ.

Trong khoảng thời gian đó, các trường hợp không nộp nenkin, hầu như sẽ bị từ chối cấp vĩnh trú.

Ngoài ra, trong trường hợp xin miễn đóng nenkin hoặc xin miễn giảm một phần tiền nenkin phải đóng thì sẽ bị đánh giá về tính ổn định, khả năng duy trì cuộc sống trong giai đoạn đó.  

Trường hợp có số người phụ thuộc nhiều

Hồ sơ xin vĩnh trú được yêu cầu phải đảm bảo tính ổn định và khả năng duy trì cuộc sống một cách lâu dài, nên trong trường hợp có người phụ thuộc cũng như số lượng người phụ thuộc nhiều thì phải đảm bảo được thu nhập có khả năng nuôi dưỡng tất cả người phụ thuộc đó. 

Đặc biệt là, trường hợp phụng dưỡng bố mẹ ở nước bản địa, ngoài việc phải chứng minh có thu nhập đủ khả năng nuôi dưỡng, còn phải có các giấy tờ chứng minh việc thực tế có gửi tiền về để phụng dưỡng.

​・Trường hợp có thu nhập ở mức không phải đóng thuế trong vòng 5 năm gần nhất

​Trường hợp có thu nhập không phải đóng thuế, sẽ bị nghi ngờ về tính ổn định và khả năng duy trì cuộc sống nên với lý do này rất nhiều trường hợp đã bị từ chối cấp vĩnh trú.

・Trường hợp có thông tin giấy tờ mâu thuẫn với hồ sơ trong quá khứ

​Trong quá  khứ, nếu đã từng nộp các giấy tờ khi gia hạn visa, bảo lãnh gia đình nhưng nếu có mâu thuẫn về thời gian, lý do trong lý lịch đã khai trước đó, thì hồ sơ sẽ bị đánh giá về tính trung thực và có thể bị từ chối cấp vĩnh trú.

・Trường hợp có vi phạm giao thông với lỗi lớn hoặc có tiền sử phạm tội v..v trong quá khứ

Trường hợp này sẽ bị đánh giá là không có thái độ tuân thủ pháp luật và là một trong số những lý do bị từ chối cấp vĩnh trú. 

Tước quyền vĩnh trú

Sau khi có vĩnh trú, về nguyên tắc sẽ có thể sinh sống tại Nhật mà không bị giới hạn về thời gian.

Tuy nhiên, về cơ bản thì người có vĩnh trú vẫn chỉ là người nước ngoài sống tại Nhật, nên việc bị tước quyền vĩnh trú là điều có thể xảy ra.

Không xin giấy phép tái nhập quốc

Đối với người có vĩnh trú, sẽ có chế độ gọi là chế độ giấy phép tái nhập quốc. Đây là chế độ mà nếu xuất cảnh khỏi Nhật và nhập cảnh lại trong vòng 1 năm (đối với người có vĩnh trú đặc biệt là trong vòng 2 năm) thì trong trường hợp này sẽ không cần phải có giấy phép tái nhập quốc.

Tuy nhiên, trong trường hợp quá thời hạn 1 năm mà không nhập cảnh trở lại, thì sẽ bị mất quyền vĩnh trú.

Trong trường hợp có dự định xuất cảnh dài kỳ từ 1 năm trở lên, phải làm các thủ tục giấy phép tái nhập quốc, để có thể xuất cảnh trong vòng 5 năm sau đó mà không bị mất quyền vĩnh trú. 

Trường hợp bị phạt tù hoặc bị cấm

Trường hợp người có vĩnh trú bị phạt tù hoặc bị cấm vận thì có trường hợp sẽ bị cưỡng chế ra khỏi Nhật bản và bị tước quyền vĩnh trú.

Trường hợp vi phạm pháp luật

Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là nếu người có vĩnh trú điều hành doanh nghiệp nhưng lại vi phạm khi làm hồ sơ giấy tờ gia hạn cho nhân viên v..v thì sẽ bị đánh giá là "không quản lí tốt" và người điều hoành doanh nghiệp có vĩnh trú đó có khả năng sẽ bị tước quyền vĩnh trú.

Trường hợp không làm thủ tục gia hạn thẻ ngoại kiều 

Người có vĩnh trú không bị giới hạn về thời gian lưu trú nên không cần phải làm thủ tục gia hạn thời gian lưu trú.

Tuy nhiên, đối với thẻ ngoại kiều thì vẫn có hạn thẻ nên phải làm thủ tục để gia hạn thẻ ngoại kiều đó.

Thông tin mới nhất

Chưa có bài đăng nào được xuất bản bằng ngôn ngữ này
Khi có bài đăng mới, bạn sẽ thấy chúng ở đây.
bottom of page