Visa
quản lý kinh doanh
Là visa dành cho người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Nhật để kinh doanh một lĩnh vực mới, hoặc sử dụng để đưa các nhà kinh doanh người nước ngoài từ nước ngoài vào Nhật.
Trang chủ > Visa/ Quốc tịch > Visa liên quan đến lao động > Visa quản lý kinh doanh
Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Có thành tích hỗ trợ thành lập trên 60 pháp nhân/ năm
Tỷ lệ đỗ cao kể cả trong trường hợp xin lại dù trước đó bị trượt
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ về thuế vụ từ chuyên viên thuế trong cùng tập đoàn
Tư vấn miễn phí
Văn phòng Luật sư hành chính Partner luôn tiếp nhận tư vấn visa quản lý kinh doanh.
Đây là một loại visa với mức độ khó cao, và đối với người nước ngoài muốn kinh doanh một lĩnh vực mới, sẽ phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ cũng như hồ sơ ngay từ giai đoạn thành lập doanh nghiệp.
Điểm quan trong trong việc xin visa này đó là nhanh chóng thảo luận với chuyên gia để có thể xin được visa một cách chính xác, nhanh chóng nhất.
Điều kiện của visa quản lý kinh doanh
Để có thể xin được visa quản lý kinh doanh, cần phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây
1. Văn phòng
Có văn phòng giao dịch tại Nhật.
Đối với visa quản lý kinh doanh có thời hạn cư trú 1 năm trở lên, bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.
Về thành lập pháp nhân, xin mời xem chi tiết tại đây>>
2. Tiền vốn
① Tổng số vốn điều lệ của công ty phải có từ 500 vạn yên trở lên.
Số tiền này có thể là tiền tự tiết kiệm hoặc tiền mượn từ họ hàng, người thân.
② Phải có từ 2 người trở lên là nhân viên sống tại Nhật.
Bắt buộc phải đáp ứng đủ 2 điều kiện ① và ② ở trên.
3. Đối với người là người quản lý
Trường hợp xin visa với tư cách là người quản lý chứ không phải là người kinh doanh thì cần phải đáp ứng 2 điều kiện dưới đây:
① Có kinh nghiệm thực tiễn từ 3 năm trở lên
② Có mức lương tương đương với người Nhật
Điểm quan trọng của visa quản lý kinh doanh
Để có thể xin được visa quản lý kinh doanh, cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây
1. Có bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Trong quá trình xét visa quản lý kinh doanh, cục xuất nhập cảnh sẽ xét đến tính thực thế cũng như khả năng duy trì của bản kế hoạch kinh doanh.
Nếu như tình hình kinh doanh của kỳ trước bị thua lỗ hay không có lãi thì có thể bị xem là tình hình kinh doanh không thể duy trì thì có thể không gia hạn được visa trong lần tiếp.
2. Nguồn gốc của số tiền đầu tư
Nguồn gốc rõ ràng, cụ thể của số tiền đầu tư là một trong những điểm rất quan trọng.
Nếu là tiền tự tiết kiệm thì sẽ cần đến giải trình về nguồn gốc cũng như quá trình hình thành cũng nhưng trích lục sổ ngân hàng.
Trong trường hợp là tiền mượn từ họ hàng, người thân, sẽ cần đến "hợp đồng vay mượn" giữa 2 bên.
3. Lý lịch của người kinh doanh
Lý lịch, tiểu sử không phải là điều kiện của visa quản lý kinh doanh
4. Xin giấy phép hoạt động
Có một số ngành nghề cần phải có giấy phép khi thực hiện.
【Ví dụ】
Quán ăn (Phải có giấy phép kinh doanh mảng thực phẩm)
Ngành du lịch(Đăng ký ngành du lịch)
Ngành bất động sản(Giấy phép giao dịch bất động sản)
Ngành thương mại (Giấy phép buôn bán xuất nhập khẩu các loại rượu)
Các lý do trượt phổ biến của visa quản lý kinh doanh
Visa quản lý kinh doanh là một trong những visa có độ khó cao.
Số lượng visa xin được ngay trong lần đầu nộp hồ sơ chỉ chiếm một con số rất nhỏ. Vì thế một khi không may trượt visa này một lần rồi nhiều khách hàng rất lo lắng không biết có thể xin lại nữa không.
Tuy nhiên, đối với hồ sơ xin visa hay tư cách lưu trú bị trượt, nhất định sẽ phải có lý do nào đó.
Quan trọng nhất là nắm rõ được lý do bị trượt.
Trong số các hồ sơ sau khi nắm rõ được lý do bị trượt và làm lại một cách phù hợp hơn, giải quyết được vấn đề vướng mắc trong lần xin trước đó thì đã có rất nhiều trường hợp đã có kết quả tốt.
- Những trường hợp không thỏa mãn điều kiện như quy định
Có 2 điều kiện khi xin visa quản lý, kinh doanh bắt buộc phải thỏa mãn:
-
Có số vốn đầu tư từ 500 vạn yên trở lên
-
Có 2 nhân viên trở lên sinh sống tại Nhật
Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện đối với tư cách lưu trú của visa quản lý kinh doanh thì sẽ không được cấp tư cách lưu trú.
- Những trường hợp không được coi là có tính ổn định và khả năng duy trì kinh doanh
Đối với visa quản lý kinh doanh, cần phải chú trọng nhất đến tính ổn định và khả năng duy trì kinh doanh.
Để chứng minh được điều này, phải có bản kế hoạch kinh doanh và trình bày lý do.
Đối với bản kế hoạch kinh doanh, phải có tính chi tiết, minh bạch cũng như tính thực tiễn trong thu chi dự kiến.
Đối với những mục không thể trình bày trong bản kế hoạch kinh doanh như giải thích về mối quan hệ với người cộng tác kinh doanh, lý lịch của người kinh doanh v..v thì có thể giải thích cụ thể hơn trong bản trình bày lý do và phải được trình bày một cách chi tiết, cụ thể.
Nếu chỉ viết bản kế hoạch kinh doanh hay trình bày lý do một cách hời hợt, thì sẽ bị đánh giá không có tính ổn định cũng như khả năng duy trì kinh doanh, và sẽ làm giảm đi rất nhiều khả năng được cấp visa.
- Những trường hợp không được coi là có trụ sở đáp ứng được việc kinh doanh
Để có thể xin được visa quản lý kinh doanh với thời hạn 1 năm trở lên thì phải có trụ sở cố định để thực hiện công việc kinh doanh.
-
Phải ký kết hợp đồng sử dụng dài hạn
-
Việc sử dụng trụ sở, văn phòng để thực hiện công việc kinh doanh phải được chấp nhận.
-
Đối với văn phòng được đặt tại nhà riêng, phải có một phòng riêng biệt chỉ dùng để thực hiện việc kinh doanh, và có phân chia rõ ràng đối với các chi phí liên quan đến tiền dùng trong sinh hoạt và kinh doanh.
Ngoài ra, trụ sở được thuê phải có ở trong tình trạng sử dụng lâu dài nên phải được trang bị các thiết bị như bàn làm việc, các phương tiện liên lạc như điện thoại hoặc máy fax, máy tính v..v
- Những trường hợp không được coi là có tính minh bạch trong hình thành vốn đầu tư
Cần phải hiểu rõ rằng không phải cứ có 500 vạn yên là được.
Vì số vốn đầu tư này có từ đâu, được chuẩn bị như thể nào cũng có trường hợp là một trong những đối tượng điều tra.
Đối với trường hợp tiền vốn đầu tư là tiền tự tiết kiệm thì phải chứng minh được tiền đó được tiết kiệm từ thu nhập bằng cách như thế nào, quá trình ra sao.
Ngoài ra, trong trường hợp tiền vốn là tiền lãi có được do buôn bán bất động sản, hay do mượn từ họ hàng sẽ phải nộp thêm các giấy tờ để chứng minh được điều này.